Tuyển sinh đại học tại các quốc gia trên thế giới thế nào?
Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2022 vừa diễn ra, kết quả của kỳ thi này sẽ được rất nhiều trường TC/CĐ/ĐH ở Việt Nam sử dụng để tuyển sinh cho năm học mới. Vậy việc tuyển sinh ở các nước khác diễn ra thế nào? có khác nhiều so với Việt Nam?. Mời các bạn tham khảo bài viết sau của chuyên trang Giáo Dục Thủ Đô - Báo Giáo Dục Và Thời Đại.
Tại Việt Nam, hiện nay có hơn 10 phương thức xét tuyển vào đại học trong mùa tuyển sinh năm 2022. Còn các nước trên thế giới tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học như thế nào?
Sử dụng kết quả một kỳ thi
Nhiều quốc gia hiện nay áp dụng một kỳ thi chung trên toàn quốc để tuyển sinh vào đại học. Các trường đại học công lập trên cả nước đều sử dụng kết quả của kỳ thi này để đánh giá chất lượng đầu vào. Trong khi các trường đại học ngoài công lập có thể áp dụng nhiều tiêu chí khác nhau.
Tại Trung Quốc, gaokao là kỳ thi 2 trong 1 vừa để xét tốt nghiệp THPT, vừa để tuyển sinh đại học. Kỳ thi này thường diễn ra vào tháng 6 hàng năm. Thí sinh tham dự không bị giới hạn độ tuổi.
Tương tự Trung Quốc, kỳ thi đánh giá năng lực đại học (CSAT) tại Hàn Quốc là bài kiểm tra tiêu chuẩn được các trường đại học chấp nhận. Đây được xem như kỳ thi quyết định tương lai của học sinh phổ thông sau 12 năm miệt mài đèn sách. Vì tính chất quan trọng của kỳ thi này, CSAT được toàn xã hội Hàn Quốc quan tâm, chú ý.
Kỳ thi xét tuyển đại học quốc gia Nhật Bản thường diễn ra hai ngày vào tháng 1 hàng năm (do nước này khai giảng năm học mới từ tháng 3). Kết quả kỳ thi được các trường đại học công lập và một số trường tư chấp nhận.
Kỳ thi có 29 bài thi trong 6 môn học gồm Toán, Khoa học, Văn học, Ngoại ngữ, Công dân, Địa lý - Lịch sử. Thí sinh đăng ký trường đại học nào sẽ làm những bài thi theo yêu cầu của trường đại học đó. Nhưng những bài thi này được Bộ Giáo dục, Văn hoá, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản xây dựng.
Tại Nga, trước đây, mỗi trường tự tổ chức kỳ thi riêng. Nhưng từ năm 2003, nước này áp dụng kỳ thi tuyển sinh chung trên toàn quốc (UST). Kỳ thi gồm các môn: Tiếng Nga, Toán, Ngoại ngữ, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Địa lý, Văn học, Lịch sử, Khoa học xã hội và Khoa học máy tính. Thí sinh bắt buộc thi Tiếng Nga và Toán học. Các môn còn lại là tự chọn theo nguyện vọng cá nhân hoặc yêu cầu của từng trường đại học.
Tại Anh, GSCE và A-level là hai kỳ thi quan trọng, là tiền đề để học sinh phổ thông đăng ký vào trường đại học, cao đẳng phù hợp năng lực.
GCSE là kỳ thi cấp bằng học thuật đầu tiên tiên trong hệ thống văn bằng Anh cũng là kỳ thi chuẩn hoá quốc tế. Trong 2 năm cuối của chương tình phổ thông bắt buộc (tương đương chương trình lớp 10), học sinh từ 14 đến 16 tuổi phải hoàn thành kỳ thi này với 8 môn học. Kết quả của kỳ thi dùng để tìm việc làm hoặc học tiếp lên bậc đại học.
A-level là chứng chỉ giáo dục phổ thông bậc cao, tương đương chương trình lớp 11, 12 tại Việt Nam. Sau khi hoàn thành GCSE, thí sinh có nguyện vọng vào đại học sẽ đăng ký học A-level 2 năm. Chương trình này được đánh giá là “tiêu chuẩn vàng” để vào các trường đại học.
Không tổ chức một kỳ thi chung
Mỹ là một trong những quốc gia không tổ chức kỳ thi chung cho bang hay toàn quốc. Nước này hiện có một số kỳ thi chuẩn hoá như SAT, ACT, thường tổ chức nhiều đợt trong năm. Kết quả của những bài thi này là một trong những yếu tố để xét tuyển đại học tại Mỹ.
Mỗi trường đại học Mỹ, từ đại học đến công đẳng, từ trường công đến trường tư, đều tự chủ tài chính, phương pháp giảng dạy và cách thức tuyển sinh. Do đó, các trường đều chủ động xét tuyển với nhiều đợt xét tuyển trong năm.
Tương tự Mỹ, Canada không tổ chức thi tuyển sinh đại học chung. Các trường đại học hàng đầu có thể yêu cầu hồ sơ tuyển sinh với nhiều điều kiện khác nhau nhưng nhiều trường chỉ yêu cầu bảng điểm phổ thông.
Australia và nhiều quốc gia phương Tây như Na Uy, Đức… cũng gần không tổ chức thi tuyển sinh đại học. Tại Australia, học sinh được xét tuyển vào trường đại học dựa trên kết quả học tập trung học hoặc điểm thi STAT, kỳ thi đánh giá năng lực trắc nghiệm gồm Toán, Tiếng Anh, Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội.
Còn tại Na Uy, học sinh phổ thông xét tuyển vào đại học thông qua điểm trung học, điểm thưởng (nếu có) hoặc từng phục vụ quân đội. Đức không tổ chức kỳ thi tuyển sinh đại học. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, học sinh được nhận bằng tốt nghiệp (Abitur) và có thể nộp đơn vào đại học hoặc học nghề.
Kỳ thi tuyển sinh đại học tại Ấn Độ phức tạp hơn so với nhiều quốc gia khác. Học sinh nước này thường phải vượt qua kỳ thi tốt nghiệp THPT để nhận bằng tốt nghiệp trước khi thi đại học. Quốc gia này có nhiều kỳ thi đại học khác nhau.
Kỳ thi phổ biến nhất là kỳ thi tuyển sinh đại học quốc gia (JEE), kỳ thi chung được tổ chức trên toàn quốc. Đây được đánh giá là một trong những kỳ thi khó nhất thế giới với tỷ lệ chọi cao.
Ngoài ra, các trường có thể tổ chức kỳ thi riêng với bài thi, yêu cầu thi đáp ứng nhu cầu đào tạo và chất lượng sinh viên. Một số lĩnh vực tổ chức kỳ thi riêng. Đơn cử, kỳ thi vào các Viện Công nghệ Ấn Độ (IIT) là kỳ thi dành cho thí sinh yêu thích lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật. Kỳ thi tuyển sinh quốc gia NEET dành cho học sinh có nguyện vọng theo học khối ngành y dược, chăm sóc sức khoẻ.
23/09/2024
161 lượt xem
“Cuộc thi kịch ngắn bằng tiếng Nhật toàn quốc” là cuộc thi dành cho học sinh THCS và THPT đang học tiếng Nhật trên toàn Việt Nam
12/06/2024
357 lượt xem
Thành phố Fukuoka của Nhật Bản cho biết sẽ tạo điều kiện về visa và vốn cho doanh nghiệp công nghệ Việt khi sang đầu tư.
18/04/2024
611 lượt xem
Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam thông báo về việc tổ chức “Cuộc thi truyện tranh Manga Quốc tế Nhật Bản lần thứ 18”. Mời các bạn quan tâm tham khảo thông tin khái quát về cuộc thi.
27/03/2024
400 lượt xem
Ngày 25/3/2024, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đã tổ chức “Tiệc giao lưu giáo dục Việt-Nhật và Lễ tiễn lưu học sinh nhận học bổng của Chính phủ Nhật Bản lên đường sang Nhật Bản du học” năm 2024.
21/03/2024
488 lượt xem
Chính quyền và doanh nghiệp trên tỉnh Shiga đang tích cực tuyển dụng lao động nước ngoài, đặc biệt tập trung vào sinh viên đại học ở Việt Nam, đất nước đang tăng trưởng nhanh chóng.
15/02/2024
353 lượt xem
Mặc dù đang học tập và sinh sống xa quê hương nhưng các bạn du học sinh vẫn cảm thấy ấm cúng, thân thuộc khi tham gia các hoạt động đón Tết Việt được tổ chức ở các nước, góp phần làm vơi nỗi nhớ nhà mỗi khi Tết đến, xuân về.
17/01/2024
449 lượt xem
Danh sách các ứng viên xác nhận kết quả đỗ vòng 2 kỳ thi tuyển chọn lưu học được cấp Học bổng của Chính phủ Nhật Bản do Đại sứ quán Nhật Bản tiến cử năm 2024
07/01/2024
425 lượt xem
Tập đoàn Bưu điện Nhật Bản đang có các biện pháp hỗ trợ những người bị ảnh hưởng bởi trận động đất mạnh hôm thứ Hai tại khu vực miền trung duyên hải Biển Nhật Bản.
07/12/2023
470 lượt xem
Trước các nghị sĩ lưỡng viện Quốc hội Nhật Bản, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhấn mạnh sự gắn bó từ lịch sử, quyết tâm cùng đưa quan hệ phát triển hơn nữa vì lợi ích của hơn 200 triệu người dân hai nước.
30/11/2023
685 lượt xem
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã nhất trí nâng cấp quan hệ hai nước lên “Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới”.