Hotline: 0987 28 28 26

Học trực tuyến – các góc nhìn

23/06/2021 1.227 lượt xem
Những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và sự ra đời của mạng internet đã đem lại cho con người nhiều ứng dụng tiện ích. Trong đó, học trực tuyến, học qua mạng (elearning/online) trở thành một phương pháp giáo dục nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn lực cho xã hội, đặc biệt trong thời kỳ dịch bệnh Covid -19 hoành hành ở nhiều nước trên thế giới thì học trực tuyến trở thanh giải pháp tối ưu. Đối với Việt Nam, đây còn là một hình thức tiến hành công nghiệp hóa giáo dục theo hướng phát triển, hiện đại.
CLEF xin tổng hợp những quan điểm, đánh giá về việc học trực tuyến qua bài viết dưới đây.

1 .Khái niệm học trực tuyến

        Elearning là một hình tức học ảo thông qua mạng internet kết nối với các trung tâm đào tạo có lưu trữ sẵn các bài giảng điện tử và một số phần mềm cần thiết cho phép học viên và người giảng dạy có thể trao đổi thông tin bài học với nhau và học viên có thể nhận yêu cầu cũng như các bài tập từ giảng viên. Ngoài ra, giáo viên còn có thể truyền tải âm thanh và hình ảnh minh họa nội dung qua các băng thông rộng hoặc kết nối mạng Lan, mạng Wifi, WiMax,… Chính vì thế, các cá nhân hay tổ chức đào tạo đều có thể thiết kế website trường học, thông qua đó cho phép học viên đăng ký, tham gia khóa học, nhận bài kiểm tra, gửi kết quả và thậm chí còn tích hợp thêm tính năng nộp lệ phí thi, tiền học online.

2. Đặc điểm của học trực tuyến

       Đây là một hình thức đào tạo, dạy học qua mạng có nhiều đổi mới hơn so với học truyền thống, cung cấp cho học viên sự kết hợp hái hòa giữa nhìn, nghe và sự chủ động tích cực trong hoạt động. Chính nhờ vào lợi ích đó, đào tạo qua mạng đã mang lại rất nhiều hiệu quả cho việc học tập như: thu hút được nhiều đối tượng học viên trên phạm vi toàn cầu, cắt giảm được nhiều chi phí xuất bản, in ấn tài liệu; tiết kiệm công sức đi lại của giảng viên và học viên…
       Học viên khi tham gia vào các lớp học trực tuyến có thể chủ động lựa chọn cho mình những khóa học, kiến thức phù hợp. Người học trực tuyến có thể chủ động chọn những kiến thức phù hợp với mình so với hình thức tiếp thu thụ động trên lớp. Cùng với việc đánh giá được nhu cầu thực tế, học trực tuyến có thể áp dụng cho tất cả các nhu cầu cụ thể nhất.
       Phương pháp tương tác bảng điện tử đang là một hình thức học trực tuyến được chú trọng nhiều nhất. Các bài giảng của giáo viên sẽ được trình bày thông qua phương thức học tại lớp truyền thống và được ghi hình lại nhằm làm tư liệu giảng dạy một cách sinh động cho học sinh ở khắp nơi. Chính nhờ phương pháp này, học viên sẽ tiếp thu bài nhanh chóng và giờ học trở nên hấp dẫn, sinh động hơn.
       Ngoài ra, học trực tuyến đồng bộ còn giúp cho người học có khả năng tự kiểm soát tốc độ học của mình sao co phù hợp với bản thân, vẫn đảm bảo được chất lượng học tập mà không cần phải có những phần hướng dẫn.
       Chính vì những đặc điểm trên, học trực tuyến đang là một giải pháp tối ưu nhất với sự thu hút động đảo học viên về nhiều trình độ và cấp học khác nhau.

3. Ưu điểm và hạn chế của học trực tuyến

  • Ưu điểm
       Ưu điểm của học trực tuyến là khả năng giảm thiểu chi phí đi lại, tiết kiệm được thời gian và không gian học tập. Hơn thế nữa, việc xây dựng, thiết kế web trường học không tốn nhiều chi phí bằng việc xây dựng một trường học và cũng không cần giấy phép xây dựng phức tạp. Ngoài ra, việc học trực tuyến còn có các ưu điểm khác như:
       - Đào tạo mọi lúc mọi nơi: Truyền đạt kiến thức nhanh chóng, thông tin theo yêu cầu của học viên. Người học có thể truy cập vào các khoa học trực tuyến tại bất kỳ nơi đâu: ở nhà, nơi làm việc hay các địa diểm mạng internet công cộng và vào bất kỳ thời gian nào thích hợp khi người học muốn.
       - Tiết kiệm thời gian học tập: So với phương pháp đào tạo truyền thống thì các khóa học qua mạng giúp học viên tiết kiệm khoảng từ 20 đến 40 % thời gian đo giảm được thời gian đi lại và sự phân tán.
       - Tiết kiệm chi phí học tập: Giúp học viên giảm tới khoảng 60% chi phí đi lại, địa điểm tổ chức học tập. Mỗi học viên đều có thể đăng ký nhiều khóa học và thanh toán các chi phí học tập.
       - Linh động và uyển chuyển: Học viên có thể chủ động và linh hoạt trong việc lựa chọn website học qua mạng với sự chỉ dẫn của giáo viên hay những khóa học trực tuyến với hình thức tương tác. Ngoài ra, học viên còn có thể tự động điều chỉnh tốc độ học tập theo khả năng, và còn có thể nâng cao thêm kiến tức thông qua những tài liệu của thư viện trực tuyến.
       - Tối ưu nội dung: Các cá nhân hay tổ chức đều có thể thiết kế web dạy học trực tuyến nhưng cấp độ đào tạo lại khác nhau giúp học viên dễ dàng lựa chọn. Đồng thời nội dung truyền đạt phải tối ưu và nhất quán.
       - Hệ thống hóa: Học trực tuyến cho phép học viên dễ dàng tham gia khóa học, và có thể theo dõi kết quả cũng như tiến độ học tập. Với khả năng thiết kế website quản lý học viên, các giáo viên có thể biết được những học viên nào tham gia khóa học, khi nào họ hoán tất quá trình học tập và đưa ra giải pháp thực hiện giúp họ phát triển trong quá trình học.
       Nói chung, ưu điểm của dạy và học trực tuyến mang lại sự tiện ích cho cả người học và giảng viên. Đối với giảng viên: có thể sử dụng hình ảnh, âm thanh và video để truyền đạt nội dung học tập đến người học thêm hấp dẫn và sinh động hơn. Ngoài ra, còn có thể quản lý học viên thông qua tính năng thiết kế website quản lý trường học. Đối với học viên: Tiết kiệm được nhiều chi phí học tập cũng như chi phí đi lại và địa điểm. Ngoài ra, hình thức trả học phí cũng đơn giản thông qua tính năng thanh toán online.
       Các chuyên gia nghiên cứu về học trực tuyến đã xác định 5 lợi ích mà việc học online mang lại như sau:
       1) Chủ động trong việc học tập: Học trực tuyến sẽ giúp học viên chủ động về thời gian, nội dung học, xem lại bài giảng, bổ sung kiến thức…;
       2) Tạo không gian học tập thoải mái nhất: Việc không cố định địa điểm học tập giúp cho học viên lựa chọn không gian học tập theo ý thích, tạo sự hứng thú trong quá trình học;
       3) Thuận lợi trong tìm kiếm, lưu trữ tài liệu: Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong học trực tuyến giúp học viên tra cứu, lưu trữ, bài giảng, tài liệu tham khảo.. một cách thuận lợi và khoa học;
       4) Học tập nhóm đơn giản, tiện lợi và hiệu quả: Học trực tuyến giúp cho việc tương tác với giáo viên, giữa các học viên, trao đổi theo nhóm trở nên thuận tiện, kịp thời và hiệu quả, giúp học viên giải quyết được nhiều vấn đề trong quá trình học và nâng cao hiệu quả học tập;
       5) Tiết kiệm chi phí học tập tối đa: Khả năng tiết kiệm chi phí học tập là một lợi ích lớn mà học trực tuyến mang lại (chi phí trường sở, in ấn tài liệu, đi lại…)

        * Nhược điểm

        Ngoài những ưu điểm nêu trên thì học trực tuyến còn có những nhược điểm như sau:
        + Không phù hợp với các thành phần học viên không thành thạo máy vi tính, hoặc các vùng chưa phát triển mạng internet.
        + Học viên không có nhiều cơ hội học hỏi trao đổi thông tin với bạn bè.
        + Muốn học viên học tập tốt thì học trực tuyến phải có đội ngũ giáo viên hướng dẫn rõ ràng.
        + Môi trường học không kích thích được sự chủ động và sáng tạo của học viên.
        + Học trực tuyến làm giảm khả năng truyền đạt với lòng say mê nhiệt huyết của giáo sư đến học viên.
        + Một số giảng viên không quen với việc sự dụng mạng internet nên làm tăng khối lượng công việc cũng như áp lực cho giảng viên.
        + Các tổ chức đào tạo qua mạng thiết kế website trường học thường không có tính năng cho học viên vay tiền như các trường Đại học đào tạo truyền thống.
         + Làm nảy sinh ra các vấn đề liên quan đến an ninh mạng cũng như các vấn đề về sở hữu trí tuệ.
        Nhược điểm cơ bản của hình thức học online chính là sự tương tác của học viên với giảng viên một cách trực tiếp. Tuy một số trang web học trực tuyến có cung cấp tính năng trao đổi trực tiếp giữa giảng viên và học viên thông qua các phần mềm trò chuyện trực tuyến nhưng cũng không đầy đủ và sinh động bằng việc trao đổi như hình thức đào tạo truyền thống.

4. Một số vấn đề trong quá trình triển khai dạy học trực tuyến ở Việt Nam

        Các nhà lãnh đạo cấp cao về giáo dục ở Việt Nam khẳng định rằng giáo dục chính là một trong những ngành được hưởng nguồn dầu tư cao nhất và là một ngành có sự ưu tiên lớn nhất trong phát triển đất nước. Chính vì thế, cùng với nhiều nỗ lực và sự kết hợp với công nghệ thông tin, mạng internet nên hình thức học trực tuyến đang ngày càng phát triển và phổ biến tại Việt Nam mang đến cho người học nguồn thông tin kiến thức đa dạng của nhiều quốc gia trên thế giới.
       Việc dạy học trực tuyến ở Việt Nam đã được tiến hành trong những năm gấn đây, tuy nhiên, khi đại dịch Covid xảy ra trên diện rộng, đe dọa mọi mặt đời sống xã hội thì việc học trực tuyến mới đặt ra một các cấp bác và trở thành phương pháp học bắt buộc đối với các vùng có dịch. Qua một thời gian áp dụng, các nhà giáo dục đã đưa ra một số đánh giá về việc học trực tuyến.
       Ưu điểm của cách làm này là tạo cho học sinh kênh ôn tập hiệu quả, gần gũi trong khi nghỉ tránh Covid-19, giữ được “cảm giác” học, tránh lãng phí thời gian. Thông thường, ở các trường phổ thông, việc chuẩn bị máy, quay và dựng phim rồi đưa lên Youtube do một thầy giáo dạy kỹ năng ở trường phụ trách. Giáo viên tham gia giảng dạy không lấy thù lao, tự lập nhóm trên Zalo, Facebook để trao đổi với học sinh nên nhà trường không mất nhiều chi phí. Việc thực hiện đơn giản nhưng vẫn đạt được mục đích truyền tải kiến thức tới học sinh.
        Tuy nhiên, dạy và học trực tuyến cũng có nhiều khiếm khuyết. Nhiều giáo viên cho rằng rất khó đánh giá khả năng tiếp thu của học trò do sự tương tác kém. Một mình trong căn phòng với chiếc máy quay, giáo viên mất cảm xúc truyền đạt, không thể chỉ bài cho từng em, giải đáp ngay thắc mắc hoặc tổ chức hoạt động nhóm. Cách dạy này cũng thiếu cơ chế kiểm soát nên không thể biết hết học sinh có thực học hay không. Dạy và học trực tuyến chưa có quy định chính thức nên không thể ép buộc học trò.
        Tiến sĩ Vũ Thu Hương, chuyên gia giáo dục nhận định, với học sinh tiểu học và trung học cơ sở thì hiệu quả của việc học online chỉ dao động ở mức từ 20% đến 60%. Ý kiến của đa số học sinh cho rằng, học online ở nhà qua zoom khiến việc tiếp thu kiến thức không bằng ở trên lớp, có thể bị phân tán bởi những thứ xung quanh; thi thoảng có một số lỗi như lỗi ở máy, lỗi mạng khiến thời gian giải quyết khá là lâu và nó cũng sẽ ảnh hưởng đến việc học. Mặt khác, qua camera của từng học sinh trong các lớp học trực tuyến, không khó để bắt gặp cảnh học sinh ngáp, ngủ gật, làm việc riêng trong giờ học. Giáo viên vừa phải giảng bài, vừa phải kiểm soát lớp nên dù thời gian học kéo dài nhưng cũng cũng khó đánh giá được chất lượng dạy và học. Còn các phụ huynh cũng khó có thể kiểm soát được việc học tập của con em mình. Các trường ở vùng thiếu thốn về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin còn khó khăn trong việc áp dụng dạy học trực tuyến.
       Qua nghiên cứu thực tiễn việc học trực tuyến ở Việt Nam thời gian qua, các nhà giáo dục chỉ ra 3 vấn đề mà học trực tuyến không đáp ứng được: 
  • Thứ nhất, chất lượng học qua Internet hay truyền hình không thể so sánh với cách học truyền thống – nơi tạo ra sự tương tác tốt hơn giữa học viên và giáo viên, có điểm danh, quản lý, có hỏi bài, đánh giá.
  • Thứ hai, hình thức này tạo ra sự không đồng đều giữa các địa phương. Ở mỗi tỉnh thành, nó cũng cho thấy sự không đồng đều giữa các học viên. Với những học viên có đầy đủ thiết bị học tập, có ý thức tự học và gia đình quản lý tốt thì có tác dụng. Những học viên điều kiện khó khăn, không được quản lý sẽ học đối phó.
  • Thứ ba, học trực tuyến còn khiến các trường vin vào đó để thu tiền học trong khi chất lượng không được đảm bảo, một số trường tổ chức dạy học theo cách “có còn hơn không”.
        Để giải quyết những khúc mắc nêu trên, sắp tới Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tạo hành lang pháp lý và hướng dẫn cụ thể cho việc dạy học trực tuyến, bởi các trường đang thực hiện theo cách riêng. Bên cạnh đó, khi dạy và học trực tuyến là một trong những phương pháp đào tạo chính thống, ngành giáo dục phải chuẩn bị kho học liệu, phần mềm, cơ sở hạ tầng đầy đủ, đồng bộ để không bị bất công với học sinh các vùng, miền chưa có điều kiện phát triển hệ thống công nghệ thông tin.
 
                                                                                                                                                                              
Nguồn: 
Viện nghiên cứu phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục CLEF

Các bài viết khác

Nghệ thuật thị giác và kiến trúc Nhật Bản

12/07/2023 1.106 lượt xem
Kể từ đầu thế kỉ XX, do Nhật Bản giao lưu rộng rãi với thế giới, tất cả các trào lưu kiến trúc trên thế giới đều lần lượt ảnh hưởng đến Nhật Bản. Ngày nay, ở Nhật có hàng trăm công trình khổng lồ mang các phong cách khác nhau, trong đó nhiều công trình xứng đáng được coi là những công trình vĩ đại của thế kỉ.

Vẻ đẹp của ngôn từ

14/06/2023 658 lượt xem
Đến một lúc, đọc sách không chỉ là tìm kiếm tri thức, những câu chuyện hay, mà còn để thưởng thức vẻ đẹp của ngôn từ.

Đại sứ quán Nhật Bản tổ chức buổi diễn thuyết của Giáo sư danh dự Đại học Waseda Trần Văn Thọ

27/10/2022 1.249 lượt xem
Đại sứ quán Nhật Bản sẽ tổ chức buổi diễn thuyết của Giáo sư danh dự Đại học Waseda Trần Văn Thọ để ghi nhận những đóng góp của Giáo sư và kỷ niệm việc xuất bản cuốn sách mới do ông viết bằng tiếng Việt có tiêu đề là Kinh tế Nhật Bản- Giai đoạn phát triển thần kỳ 1955 -1973 phân tích các yếu tố làm nên thời đại tăng trưởng cao độ của Nhật Bản để Việt Nam tham khảo.

Giải Sách hay lần thứ XI: Đi tìm phẩm tính của người Việt

19/09/2022 1.334 lượt xem
Dù không đả động trực tiếp nhưng bàng bạc trong các tác phẩm được vinh danh trong Giải Sách hay năm 2022 là những nỗi niềm đau đáu được gợi ra từ cuộc hành trình đi tìm căn tính, phẩm giá của người Việt Nam.
CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN VĂN HÓA - GIÁO DỤC QUỐC TẾ VIỆT