Hotline: 0987 28 28 26

Vấn đề xung đột ngôn ngữ tại Ucraine

08/04/2022 665 lượt xem
Cuộc chiến giữa Nga và Ucraine nổ ra từ tháng 2/2022 và kéo dài cho đến nay là vấn đề nỏng bỏng trên diễn đàn quốc tế hiện nay và kéo theo nhiều hệ lụy nặng nề về chính trị, kinh tế, xã hội không chỉ của riêng Nga hay Ucraine mà còn đối với nhiều quốc gia khác.
Bài viết dưới đây của Viện nghiên cứu phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục CLEF được tổng hợp từ nhiều nguồn báo chí và kết quả nghiên cứu sẽ đưa ra cái nhìn tổng quát về quan hệ giữa 2 quốc gia từ góc độ ngôn ngữ - một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc xung đột hiện nay.

 
  1. Tóm lược lịch sử quan hệ Nga - Ucraine
 

Lịch sử quan hệ Nga - Ukraine, có thể chia làm 3 giai đoạn:
* Trước khi gia nhập Liên Xô (trước 1921): Ukraine - ‘nước Nga em út’
Mối liên hệ giữa Nga và Ukraine gắn với sự ra đời của nhà nước Slavic - Finnic ở phía Đông có tên là Kievan Rus, trải dài từ khu vực biển Baltic đến biển Đen và tồn tại từ thế kỷ 9 đến giữa thế kỷ 13. Đế chế này được lập bởi bộ tộc Viking vốn bắt nguồn từ khu vực Bắc Â. Từ “Rus” trong tiếng Slavic có nghĩa là người Bắc Âu tóc đỏ.
Trong quá trình mở rộng lãnh thổ, người Viking từ phương Bắc tiến hành xâm chiếm các vùng đất do các bộ tộc Slavic quản lý và sau đó kết hôn với tầng lớp quý tộc của những bộ tộc này. Vì vậy, có sự đan chéo về quyền quản lý các vùng đất giữa những người trong bộ tộc Slavic và Viking. Khi đế chế Kievan Rus ra đời, Kiev (Kyiv trong tiếng Ukraine) đã được lập là thủ đô.
Người Nga coi vùng đất xung quanh Kiev như cái nôi văn hóa và tôn giáo của họ. Năm 988, Vladimir Đại đế chuyển sang theo Cơ đốc giáo Chính thống, đặt nền móng cho giáo hội Nga sau này. Đến thế kỷ 13, quân đội của Thành Cát Tư Hãn xâm chiếm châu Âu và tàn phá Kiev, vì thế trung tâm quyền lực của đế chế Kievan Rus phải chuyển sang một vùng đất mới ở phương Bắc lấy tên là Moscow. 
Trong những thế kỷ tiếp theo, vùng đất Ukraine trở thành nơi tranh giành và nằm dưới sự chiếm đóng của các đế quốc khác nhau. Ba Lan và Litva thay nhau thống trị Ukraine hàng trăm năm.
Đến giữa thế kỷ 17, cuộc nổi dậy của người Cossack (1648-1654) đã lập nên nhà nước Cossack ở khu vực tả ngạn sông Dnepr của Ukraine. Cũng trong thời gian này, đế chế Nga lớn mạnh. Giữa nhà nước Cossack và đế chế Nga ký một hiệp ước (1654) theo đó nhà nước Cossack đặt dưới sự bảo hộ của đế chế Nga và được hưởng sự tự chủ nhất định.
Điều này cũng dễ hiểu vì sao người Ukraine thể hiện sự trung thành với Nga Hoàng. Cuối thế kỷ 18, đế chế Áo - Hung chiếm một phần phía Tây và đế chế Nga chiếm phần còn lại của Ukraine, bao gồm cả vùng Donbass. Đến cuối thế kỷ 19, sau khi chiếm thêm vùng Siberia, lãnh thổ của đế chế Nga trở nên vô cùng rộng lớn, trải khắp hai lục địa ÂU - Á.
Trong đế chế Nga, 44% là người gốc Nga, 18% người Ukraine, 11% người theo đạo Hồi, 7% người Ba Lan, 5% người BelarUs, 4% người Do Thái, và 11% các nhóm thiểu số khác. Có thể thấy, người Ukraine là nhóm dân tộc thiểu số lớn nhất, chỉ đứng sau người Nga chiếm đa số. Các Nga Hoàng liên tiếp coi vùng lãnh thổ của Ukraine mà họ chiếm giữ là "nước Nga em út". 
Trong ý thức của các Nga Hoàng, dân tộc Nga là một dân tộc “toàn Nga” trong đó bao gồm những người anh cả Nga (Russia), em út Nga (Ukraine) và người Nga da trắng (Belarus).
Tiếp theo thành công của Cách mạng tháng Mười, lật đổ chế độ Nga Hoàng, hầu hết các khu vực ngoại vi của Đế chế Nga tự tuyên bố thành các nhà nước độc lập, trong đó có nhà nước CHND Ukraine.

* Giai đoạn thuộc Liên Xô (1921-1991): Sự phức tạp xuất phát từ ý thức dân tộc
Sự thành công của Cách mạng tháng Mười đưa đến sự ra đời của nhà nước chUyên chính XHCN đầu tiên trên thế giới dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản Nga (đảng của những người Bolshevik).
Liên bang CHXHCN Xô-viết được thành lập (1922) dựa trên sự hợp nhất các nhà nước CHXHCN Xô-viết nhỏ bé như Ukraine với nhà nước CHLB Xô-viết Nga rộng lớn có diện tích bằng diện tích của nhà nước đế chế Nga thế kỷ thứ 17 cộng thêm vùng Bắc Caucasus và Viễn Đông (được chiếm từ thế kỷ 19) và vùng Kaliningrad (được sáp nhập sau Thế chiến 2).

* Sau khi Liên Xô tan rã: Bước ngoặt năm 2008
Sau khi Ukraine tuyên bố độc lập năm 1991, tương tự như nhiều nước CH khác thuộc Liên Xô cũ, Ukraine lần lượt ký các văn kiện với các nước có chung biên giới xác nhận và công nhận biên giới lãnh thổ của mình. Năm 1997, Nga và Romania là hai nước láng giềng cuối cùng ký hiệp ước với Ukraine công nhận biên giới của nhau. Điều này có nghĩa là về mặt pháp lý sẽ không còn xảy ra tranh chấp về biên giới, lãnh thổ giữa Ukraine và các nước láng giềng nữa.
Thế nhưng, trong suốt 30 năm kể từ khi trở thành một quốc gia độc lập, quá trình Ukraine xây dựng một nhà nước có nền quản trị hiệu quả với một hệ thống chính trị ổn định không hề dễ dàng.
Mặc dù tuyệt đại đa số người dân ủng hộ Ukraine độc lập, nhưng vẫn có sự chia rẽ giữa khu vực phía Tây và Đông Ukraine, nơi giáp ranh với Nga và về mặt lịch sử chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa và ngôn ngữ Nga hơn các khu vực khác. Trên thực tế, đối với phần lớn người Nga, việc Ukraine tuyên bố độc lập vẫn là điều khó có thể chấp nhận. Tỷ lệ người Nga ủng hộ thành lập một nhà nước liên minh Nga - Ukraine vẫn cao. Điều này cũng lý giải vì sao khi Nga sáp nhập Crimea năm 2014, tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Putin lại cao như vậy.
Bước ngoặt rất lớn diễn ra vào năm 2008, khi NATO cho biết Ukraine có thể trở thành một thành viên của khối trong tương lai. Cũng trong năm đó, EU ký một thoả thuận rất quan trọng, để hỗ trợ Ukraine. Hai sự kiện này đã khiến Tổng thống Putin quyết đoán hơn. Thế nên, năm 2013, Nga quyết định tài trợ cho Ukraine 15 tỉ USD để phát triển quốc gia, đổi lại Tổng thống Yanukovych rời bỏ hợp tác với EU để quay sang Nga. Ngay lập tức, những cuộc biểu tình lớn đã xảy ra, khiến Yanukovych bị lật đổ. Lập tức Nga sáp nhập Crimea, còn hai khu vực ở Donbass, nằm sát Nga cũng đòi ly khai. Kể từ thời điểm này, rồi đặc biệt là khi ông Zelensky lên làm Tổng thống thì Ukraine nghiêng hẳn về phương Tây.
Tháng 1/2021, ông Zelensky kêu gọi Tổng thống Biden kết nạp nước mình vào NATO. Nga lập tức đáp trả bằng cách dồn quân tới biên giới hai nước, và cuối cùng là cuộc chiến đã và đang diễn ra như hiện nay.
Dù thế nào, chiến tranh là điều đáng phải lên án vì cuối cùng những người lính cầm súng và người dân vô tội vẫn sẽ là nạn nhân. Các nhà lãnh đạo chính trị khôn ngoan sẽ thừa khả năng để giải quyết bất đồng một cách hòa bình, và hòa bình mới là ước vọng chung của người dân Nga, người dân Ukraine và toàn thể nhân loại.
Tóm lại, nhìn lại lịch sử trong suốt hơn 70 năm tồn tại Liên bang Xô viết, mối quan hệ giữa nhà nước CHXHCN Xô-viết Ukraine với chính quyền trung ương LB Xô-viết luôn phức tạp và có nhiều thay đổi. Sự phức tạp xuất phát từ ý thức dân tộc. Lịch sử hình thành dân tộc Ukraine, nhà nước Ukraine trên vùng lãnh thổ trước khi trở thành nhà nước CHXHCN Xô-viết Ukraine, và vị trí của Ukraine trong suốt 70 năm thuộc Liên Xô là điều đáng suy ngẫm. Và khi 2 nước tách ra thành 2 quốc gia độc lập, vấn đề vị thế dân tộc vẫn là vấn đề đặt ra gay gắt. Câu hỏi đặt ra là nếu người Ukraine thực sự hướng về Nga, muốn thuộc về Nga, vậy thì tại sao khi nhà nước Liên Xô sụp đổ, 90,3% người dân Ukraine trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 1/12/1991 đã bỏ phiếu thông qua Đạo luật tuyên bố Ukraine độc lập, trong khi ở thời điểm đó không thể không thừa nhận rằng tiếng Nga, sự ảnh hưởng của văn hóa Nga là phổ biến ở Ukraine?

 
  1. Tiếng Ukraina và tiếng Nga: xung đột lợi ích chính trị và văn hóa
   Đối với người ngoài, một người Ukraine sẽ trông gần giống như một người đến từ Nga. Vì Ukraine là một phần trước đây của Liên bang Xô xiết trước đây, nhưng với người Nga và người Ukraine, sự khác biệt sẽ rõ ràng như sự khác biệt giữa thực phẩm Trung Quốc và Thái Lan. Mặc dù người dân từ cả hai quốc gia độc lập có chung sắc tộc, chủng tộc và lịch sử, hai quốc gia này đều có truyền thống và văn hóa độc đáo của họ.
Về ngôn ngữ, ngôn ngữ của cả hai quốc gia rất giống nhau và nếu bạn sử dụng bất kỳ phần mềm dịch thuật tiếng Nga nào, nó sẽ hoạt động cho tiếng Ukraine và ngược lại. Một cách dễ dàng để phân biệt các tập lệnh sẽ là tìm nhiều trường hợp của một chữ cái trông giống như tiếng Anh 'I', với hai dấU chấm trên đó (Ñ-) 'đó là tiếng Ukraine; nếu không, thì đó sẽ là tiếng Nga. Chúng giống nhau vì cả hai đều là ngôn ngữ Slavơ, nhưng cả hai đều được coi là hai ngôn ngữ khác nhau và không phải là hai phương ngữ khác nhuU của cùng một ngôn ngữ. Một sự khác biệt lớn khác, là trong tiếng Ukraine, âm 'g' nghe giống như 'h'. Cả hai ngôn ngữ đều có nguồn gốc từ một tổ tiên chung '' 'Sloto Proto-East Slavic', và chúng đã phân nhánh từ khoảng 1500 năm trước. Tiếng Ukraine có rất nhiều ảnh hưởng của Ba Lan, vì nó chịu một sự thống trị của Ba Lan trong một thời gian dài.

* Song ngữ ở Ucraine: nhân tố xung đột hay lợi thế văn hóa Năm 2014 xung đột vũ trang tại miền Đông Ukraina giữa phe nổi dậy thân Nga và qUân đội Ukraina kéo dài 5 tháng, trước khi thỏa thuận ngừng bắn được ký kết vào ngày 05/09/2014. Đây là biến cố được đánh giá là trầm trọng nhất trong quan hệ giữa Phương Tây và Nga kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Về mặt hiện tượng, một số quan sát ghi nhận: Bất đồng về vị trí của tiếng Nga tại miền Đông Ukraina là một trong những nhân tố thổi bùng xung đột.
   Thực tế cho thấy, tương phản ngôn ngữ có mối liên quan mật thiết với tương phản chính trị, nhất là trong mối quan hệ Nga – Ucraine.
   Theo nhận xét của nhà nghiên cứu Jean Radvanyi, chuyên gia về Nga và khu vực Kavkaz, giảng viên INALCO, Học viện ngôn ngữ và văn minh Phương Đông, nguyên Giám đốc Trung tâm Pháp-Nga về Khoa học xã hội và nhân văn tại Matxcơva: «Bản đồ ngôn ngữ của Ukraine hết sức tiêu biểu cho một hình ảnh chia cắt, nơi có một sự tương phản hết sức lớn giữa các vùng ngôn ngữ. Đây là một thực tế kéo dài từ nhiều thế kỷ nay. Chúng ta đã quan sát thấy điều này trên lĩnh vực chính trị với các biến cố mới đây. Có một sự đối lập giữa một Ukraine tả ngạn với một Ukraine hữu ngạn. Hữu ngạn tức khu vực miền Tây sông Dniepr, dòng sông chảy từ bắc xuống nam xuyên qua miền trung đất nước, nơi đa số nói tiếng Ukraine. Vùng tả ngạn, tức miền Đông, nơi tập trung đông đảo các cộng đồng Ukraine nói tiếng Nga và người Nga.
Đối lập Đông-Tây này thể hiện một cách hết sức ấn tượng, cụ thể qua các kết quả bầu cử, giữa miền Tây nơi cử tri chủ yếu bầu cho các ứng cử viên thân Châu Âu với biểu tượng ‘‘màu vàng cam’’, và miền Đông nơi cử tri bỏ phiếu cho các ứng viên thân Nga, mang biểu tượng ‘‘màu xanh da trời’’. Miền Tây mong muốn liên hiệp với Châu Âu, trong khi đó Miền Đông muốn trung lập, hay ít nhất một Ukraine cân bằng giữa Nga và Châu Âu.
Về mặt ngôn ngữ, có một sự đối lập hết sức ấn tượng giữa hai tiểu vùng miền Tây với tỷ lệ người nói tiếng Ukraine lên tới hơn 75% với hai tiểu vùng miền Đông, cụ thể là Donetsk và Lugansk, nơi người nói tiếng Nga chiếm hơn 75% dân số. Ở giữa hai đối cực này là bán đảo Crimée, ở phía Nam, chủ yếu nói tiếng Nga, vừa sáp nhập vào Nga, và các vùng ở miền Trung với thủ đô Kiev hay Kyiv (phát âm theo tiếng Ukraine) và miền Bắc hay Đông Bắc với Kharkov hay Kharkiv, nơi hết sức phổ biến hiện tượng sử dụng song hành, một cách tương đối cân bằng, hai ngôn ngữ.
   Ở đây, cũng phải ghi nhận một thực tế hiển nhiên là từ năm 1991, từ khi Ukraine độc lập, có một quá trình ‘‘Ukraine hóa’’ thực sự, có nghĩa là tiếng Ukraine ngày càng có xu hướng trở thành một ngôn ngữ chủ yếu trong lĩnh vực chính trị, hành chính, cũng như trong đời sống hàng ngày. Điều này tất nhiên là phụ thuộc vào các chính sách ngôn ngữ (khuyến khích tiếng Ukraine), một quá trình đã khởi sự từ lâu đời, nhưng được tăng tốc kể từ hai thập niên nay ».
   Trên thực tế, tiếng Nga và tiếng Ucraine được sử dụng đan xen hết sức đa dạng.
   Sau khi độc lập vào năm 1991, chính quyền Ukraine đã ra nhiều luật để khuyến khích việc sử dụng tiếng Ukraine. Hiến pháp 1996 đánh dấu một bước thay đổi lớn khi khẳng định Ukraine là ngôn ngữ quốc gia duy nhất, đồng thời bảo đảm « sự tự do phát triển, việc sử dụng và bảo vệ tiếng Nga, cùng các tiếng dân tộc thiểu số khác ». Nhà nước Ukraine đã ban hành nhiều quy định trong các lĩnh vực giáo dục, truyền thông hay hành chính để tiếng Ukraine trở thành ngôn ngữ chính thức của quốc gia.
Năm 2001, chính quyền Ukraine thực hiện một cuộc tổng điều tra quốc gia đầu tiên và cũng là cuộc điều tra duy nhất cho đến nay về tình trạng thực hành ngôn ngữ trên toàn nước Ukraine. Theo đó, 67,5 % dân cư dùng tiếng Ukraine như tiếng mẹ đẻ, và tỷ lệ này là 29,6% đối với tiếng Nga. Sự khác biệt có thể rất tương phản giữa các vùng nông thôn nơi có đến hơn 85% dân cư nói tiếng Ukraine và ở nhiều vùng phía Đông và Nam Ukraine, nơi tiếng Nga chiếm ưu thế, như nhận xét của Giáo sư Jean Radvanyi.
   Cuộc tổng điều tra 2001 cho thấy một bức tranh ngôn ngữ tương phản và ưu thế toàn quốc nghiêng hẳn về tiếng Ukraine. Tuy nhiên, có nghiên cứu khác lại cho thấy một hiện thực phức tạp hơn nhiều. Theo một nghiên cứu của Brand and Research GroUp vào năm 2011, Ukraine vẫn là ngôn ngữ đứng đầu trong đời sống thường ngày, nhưng chỉ với 47% người bản ngữ, tiếng Nga đứng thứ hai với 37%, và tỷ lệ người sử dụng cả hai ngôn ngữ là 15%. Các con số nói trên cho thấy việc thực hành ngôn ngữ trong đời sống hàng ngày dường như rất khác với một số quan niệm.
   Khác xa với một quan điểm cho rằng, có một sự đối lập sâu sắc giữa hai miền Đông nói tiếng Nga và miền Tây nói tiếng Ucraine, nhiều người Ukraine lại thường sử dụng song ngữ, kể cả tại thủ đô Kiev (Theo một điều tra xã hội học năm 2008 tại Kiev, 52% sử dụng tiếng Nga là chính, 32% sử dụng cả hai thứ tiếng, chỉ có 14% chủ yếu nói tiếng Ukraine). Nhiều cuộc hội thoại hàng ngày hay thậm chí các cuộc phỏng vấn cùng một lúc được thực hiện bằng hai thứ tiếng, mỗi bên đối thoại sử dụng thứ ngôn ngữ mà mình muốn. Việc sử dụng tiếng Ukraine, ngôn ngữ chính thức quốc gia, thay đổi theo từng bối cảnh: các thông báo chính thức được thể hiện bằng tiếng Ukraine, thường đi kèm tiếng Nga, trong khi đó, truyền hình, radio hay điện ảnh, tiếng Nga chiếm ưu thế, cho dù một tỷ lệ lớn phim có phụ đề tiếng Ukraine theo luật Ukraine… Phần lớn cư dân Ukraine quen với thực hành song ngữ trong gia đình hay trong các quan hệ xã hội. Khoảng một phần năm dân cư thực hành « surjyk », một phương ngữ pha trộn giữa tiếng Ukraine và tiếng Nga, và tỷ lệ người dùng tiếng surjyk biến đổi rất nhiều tùy theo từng vùng.
   Một trong những ví dụ tiêu biểu cho tình trạng song ngữ, chuyển đổi ngôn ngữ dễ dàng là nhiều chính trị gia thân Châu Âu đối lập với Tổng thống thân Nga Viktor Yanukovitch trước đây, vốn đã là những người sử dụng thành thạo tiếng Nga hơn tiếng Ukraina (như cựu Thủ tướng Timochenko, tân Thị trưởng Kiev Vitali Klitschko). Bản thân cựu Tổng thống Yanukovitch cũng là dân nói tiếng Nga, nhưng đã phải chuyển sang học tiếng Ukraine để có thể đảm nhiệm cương vị lãnh đạo quốc gia.
   Theo ý kiến của đa số người dân: “Thực ra tiếng Ucraine và tiếng Nga cũng giống nhau đến khoảng một nửa. Chưa nói đến việc viết văn để cho thông thạo, có thể không làm được, nhưng nói theo ngôn ngữ giao tiếp thì là được. Ngôn ngữ giao tiếp ở ngoài đường chủ yếu vẫn dùng bằng tiếng Nga, còn lại… những ai có liên quan đến văn bản, giấy tờ, muốn hay không muốn đều phải bằng tiếng Ucraine hết. Kể cả trẻ đi học thì bằng tiếng Ucraine, nhưng giờ ra chơi vẫn nói chuyện với nhau bằng tiếng Nga. Giao tiếp ngoài đường vẫn pha lẫn lộn tiếng Ucraine và tiếng Nga. Họ hỏi bằng tiếng Nga, mình trả lời bằng tiếng Ucraine, hoặc ngược lại, hoặc một nửa tiếng Nga, nửa tiếng Ucraine».
   Tuy nhiên, chính vị thế của tiếng Nga và sự bất bình đẳng giữa hai ngôn ngữ "anh em" trong những năm qua lại là một trong những nguyên nhân gây bất ổn về chính trị.
Giáo sư Jean Radvanyi chỉ ra một cội nguồn căn bản của sự mất cân bằng giữa hai ngôn ngữ: «Vào cuối thời Liên Xô cũ, bất kể người Ukraiea nào cũng đuU nói tiếng Nga, họ sử dụng tiếng Nga một cách tự nguyện ở mức độ nhiều hay ít. Đặc biệt ở các thành phố, dân cư nói tiếng Nga một cách tự nhiên, ở một số nơi khác, người ta có thái độ dè dặt hơn. Về phía người bản ngữ Ukraine, việc hiểu tiếng Nga là chuyện hiển nhiên, vì tiếng Nga hết sức phổ biến. Về phía người nói tiếng Nga tình hình là phức tạp hơn, rất nhiều người Nga hoàn toàn không hiểu tiếng Ukraine. Họ có thể hiểu tiếng Ukraine trong một số công việc hàng ngày, như đi chợ chẳng hạn, nhưng họ không thực sự biết tiếng Ukraine, họ cũng không đọc được. Như vậy, có một sự mất cân bằng ngay từ điểm xuất phát ».
   Bối cảnh tiếng Ukraine muốn trở thành ngôn ngữ chính thức của quốc gia mới độc lập nhưng chưa đủ lực, trong khi nhiều người trong khối nói tiếng Nga lại không chấp nhận ngôn ngữ của họ mất đi ưu thế lâu đời, tạo nên trạng thái tâm lý bấp bênh trong các cộng đồng dân cư, mảnh đất tranh giành ảnh hưởng giữa các thế lực chính trị.
   Để hiểu hơn về cội nguồn của tình trạng vừa hợp tác, vừa cạnh tranh hết sức phức tạp giữa tiếng Nga và tiếng Ukraine hiện nay, có thể tham khảo thêm nhận định về quá trình áp đặt tiếng Nga tại Ukraine dưới thời Xô Viết của nhà nghiên cứu, giáo sư Jean Radvanyi: «Có một chính sách ngôn ngữ dưới thời Xô Viết. Đây là một chính sách nghịch lý và mâu thuẫn, gây nên một trạng thái căng thẳng thường trực. Một mặt, đó là quá trình Xô Viết hóa, mà một phần chủ yếu dựa vào việc đưa tiếng Nga trở thành ngôn ngữ chính thức duy nhất cho toàn bộ Liên bang, bao gồm Ukraine.
Tuy nhiên, song hành với chủ trương này, ngay từ thời Staline và sau này, lại cũng có một chính sách khuyến khích, tăng cường việc sử dụng một số ngôn ngữ quốc gia chủ yếu, như tiếng Ukraine, Belarus, Gruzia hay Armenia…, với một số công cụ nhằm tạo lập một tầng lớp trí thức tinh hoa của các dân tộc này. Tính mâu thuẫn thể hiện ở chỗ, một mặt người ta yêu cầu giới trí thức các dân tộc phát huy văn hóa quốc gia, nhưng chừng nào sự phát triển được coi là quá mức, như nhiều lần diễn ra tại Ukraine, thì người ta ngay lập tức phê phán họ là dân tộc chủ nghĩa, coi trọng quá mức văn hóa dân tộc, ngôn ngữ dân tộc, và như vậy làm hại cho bản sắc Xô Viết, văn hóa Xô Viết, mà văn hóa Xô Viết chính là văn hóa Nga ».
   Việc áp đặt tiếng Nga tại Ukraine, đồng thời để cho tiếng dân tộc phát triển đến một mức độ nhất định, đã để lại một thực trạng pha trộn đầy mặc cảm, nơi trong một thời gian dài tiếng Ukraine đã tồn tại như một ngôn ngữ « đàn em ». Tại Ukraine, điều này đã được thực hiện một cách hoàn toàn đơn giản, với việc tiếng Nga trở thành một ngôn ngữ bắt buộc đối với tất cả và tiếng Ukraine, ngôn ngữ quốc gia, trở thành một môn học tùy chọn. Cho đến thời Gorbachev, tại miền Tây Ukraine, vẫn tồn tại nhiều trường dạy bằng tiếng Ukraine, nhưng càng lên bậc học cao hơn, số lượng các môn học bằng tiếng Ukraine giảm xuống, môn học bằng tiếng Nga lại tăng lên. Ở miền Đông, gần như không có trường nào dạy tiếng Ukraine. Tại Kiev, không có một trường tiếng Ukraine nào. Tại Kiev, cũng như thủ đô các nước Cộng hòa Liên Xô cũ, mọi trẻ em đều học tiếng Nga. Như vậy, không học sinh nào có khả năng thụ nhận nền học vấn hoàn chỉnh bằng tiếng dân tộc mình.
   Trong bối cảnh như trên, hoàn toàn có thể hiểu được vì sao giới trí thức tinh hoa Ukraine – có một vai trò quan trọng dưới thời Gorbachev - lại nổi dậy phản kháng trước tình trạng này và đòi hỏi tiếng Ukraine trở lại thành ngôn ngữ quốc gia. Trước khi Ukraine độc lập, chính quyền nước Cộng hòa thuộc Liên Xô này đã ban hành bộ luật về ngôn ngữ, đưa tiếng Ukraine trở thành ngôn ngữ chính thức của đất nước cùng với tiếng Nga (năm 1989).
   Hơn hai mươi năm sau khi Ukraine khẳng định nền độc lập, quá trình phổ biến tiếng Ukraine đến các khu vực người Ukraine nói tiếng Nga (và người Nga sinh sống tại Ukraine), dường như vẫn vấp phải nhiều trở ngại. Cuộc thay bậc đổi ngôi để tiếng Ukraine, từ chỗ là một tiếng nói thứ hai trở thành ngôn ngữ quốc gia duy nhất, vẫn là một quá trình chưa hoàn tất.
   Hiện tượng song ngữ tại Ukraine không giống với tình trạng song ngữ tại các quốc gia như Bỉ, Thụy Sĩ hay Canada, nơi có sự tồn tại các cộng đồng ngôn ngữ tương đối bình đẳng, mà việc nắm vững hai hay nhiều ngôn ngữ có thể mang lại một lợi thế văn hóa vững chắc. Tình trạng song ngữ của Ukraine giống nhiuU hơn với  nhiềU quốc gia vùng đệm giữa các đế chế, hay vốn từng là một bộ phận hoặc từng phụ thuộc chặt chẽ vào một đế chế hùng mạnh, như các nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ hoặc các xứ « tự trị » tại Trung Quốc hiện nay.
   Trên một nền tảng xã hội, văn hóa và chính trị, nơi tiếng Nga đã từng được toàn dân sử dụng như ngôn ngữ chính, việc đưa tiếng Ukraine trở thành ngôn ngữ quốc gia phải đối mặt với nhiều thách thức hết sức lớn. Theo một số nhà nghiên cứu, Hiến pháp 1996 chính thức hóa vị thế của tiếng Ukraine, nhưng chưa chỉ rõ cương vị của tiếng Nga, gây trở ngại cho việc xác lập quy chế cho tiếng Nga, đặc biệt tại các vùng mà người bản ngữ tiếng Nga chiếm đa số hay số đông. Vấn đề vị trí nào cho tiếng Nga tại Ukraine, đặc biệt tại khu vực miền Đông và miền Nam (những nơi người bản ngữ tiếng Nga chiếm đa số), những nơi xung đột đã bùng nổ hoặc có thể bùng nổ, là câu hỏi lớn tiếp tục ám ảnh chính giới Ukraine.
   Những biến cố đang diễn ra cho thấy, tương lai cho các giải pháp thống nhất - hòa hợp về ngôn ngữ và chính trị của nước Cộng hòa Đông Âu non trẻ dường như càng trở nên bất trắc trong bối cảnh chủ nghĩa dân tộc Đại Nga dâng cao. Và trên thực tế, vấn đề vị trí tiếng Nga tại Ucraine bị giảm sút cũng là một trong những nguyên nhân gây nên cuộc xung đột hiện nay giữa 2 quốc gia.



Các bài viết khác

Nghệ thuật thị giác và kiến trúc Nhật Bản

12/07/2023 824 lượt xem
Kể từ đầu thế kỉ XX, do Nhật Bản giao lưu rộng rãi với thế giới, tất cả các trào lưu kiến trúc trên thế giới đều lần lượt ảnh hưởng đến Nhật Bản. Ngày nay, ở Nhật có hàng trăm công trình khổng lồ mang các phong cách khác nhau, trong đó nhiều công trình xứng đáng được coi là những công trình vĩ đại của thế kỉ.

Vẻ đẹp của ngôn từ

14/06/2023 537 lượt xem
Đến một lúc, đọc sách không chỉ là tìm kiếm tri thức, những câu chuyện hay, mà còn để thưởng thức vẻ đẹp của ngôn từ.

Đại sứ quán Nhật Bản tổ chức buổi diễn thuyết của Giáo sư danh dự Đại học Waseda Trần Văn Thọ

27/10/2022 1.081 lượt xem
Đại sứ quán Nhật Bản sẽ tổ chức buổi diễn thuyết của Giáo sư danh dự Đại học Waseda Trần Văn Thọ để ghi nhận những đóng góp của Giáo sư và kỷ niệm việc xuất bản cuốn sách mới do ông viết bằng tiếng Việt có tiêu đề là Kinh tế Nhật Bản- Giai đoạn phát triển thần kỳ 1955 -1973 phân tích các yếu tố làm nên thời đại tăng trưởng cao độ của Nhật Bản để Việt Nam tham khảo.

Giải Sách hay lần thứ XI: Đi tìm phẩm tính của người Việt

19/09/2022 1.226 lượt xem
Dù không đả động trực tiếp nhưng bàng bạc trong các tác phẩm được vinh danh trong Giải Sách hay năm 2022 là những nỗi niềm đau đáu được gợi ra từ cuộc hành trình đi tìm căn tính, phẩm giá của người Việt Nam.
CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN VĂN HÓA - GIÁO DỤC QUỐC TẾ VIỆT